Chúng ta đang sống trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Chính vì vậy, nhiều công nghệ mới ra đời. Sự xuất hiện của công nghệ thực tế ảo VR là công nghệ mới rất đột phá. Nó giúp cho chúng ta có thể cảm nhận được không gian ảo một cách chân thực nhất. Vậy công nghệ VR là gì? Ứng dụng của công nghệ VR trong thực tế ra sao? Đọc bài viết dưới đây của Space 3D để tìm kiếm cho mình câu trả lời nhé!
VR là gì? VR là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh virtual reality. Đây là từ chỉ khái niệm của môi trường ảo. Nó mô tả các thiết kế 3D trên máy tính được hiển thị thông qua máy tính hoặc kính 3 chiều.
VR giúp mô phỏng các đồ họa máy tính, mang đến cho cũng ta cảm giác như thế giới thật. Môi trường trong công nghệ VR được tạo ra rất sinh động. Người dùng có thể tương tác lại với nó trong không gian thực thông qua các phản ứng cụ thể cả mình.
Khi công nghệ VR ra đời nó giúp cho chúng ta có những trải nghiệm độc đáo, chân thực về khả năng nghe, nhìn. Hiện nay, các nhà nghiên cứu tiếp tục nâng cao thêm tính năng về khứu giác của công nghệ thực tế ảo.
Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người dùng nhầm lẫn giữa công nghệ thực tế ảo với khái niệm thực tế tăng cường. Vậy VR có gì khác với AR?
Với công nghệ thực tế ảo VR, các nhà sáng lập đã xây dựng thế giới ảo để người dùng có thể cảm nhận và trải nghiệm thông qua tai nghe hỗ trợ. Khi đã đeo tai nghe VR, người sử dụng sẽ sống hết mình trong môi trường ấy. Họ cảm nhận được âm thanh, hình ảnh sống động.
Với công nghệ thực tế tăng cường thì toàn bộ hình ảnh được đặt vào trong một khuôn khổ của thực tại. Chúng ta có thể thấy được mọi âm thanh, hình ảnh trong môi trường thực mà không nhất thiết phải dùng đến tai nghe hỗ trợ.
Trong thực tế hiện nay, công nghệ VR và AR có thể được sử dụng song song và kết hợp với nhau để mang đến những cảm nhận hỗ hợp cho người dùng. Khi sử dụng công nghệ hỗn hợp, bạn sẽ được cảm nhận và nhìn thấy các vật thể trong thế giới thực mà không thể phân biệt được đâu là thực và đâu là giả.
VR là gì? VR bao gồm những thành phần nào? Trong hệ thống thực tế ảo VR bao gồm 5 thành phần chính. Bao gồm phần mềm, phần cứng, các ứng dụng, mạng liên kết và người dùng. Trong đó, thành phần chính bao gồm phần mềm, phần cứng và các ứng dụng.
Phần mềm: là những ngôn ngữ lập trình hoặc các phần mềm đồ họa.
Phần cứng: là thiết bị đầu vào, đầu ra cũng như máy tính. Trong đó thiết bị đầu vào bao gồm màn hình đội đầu HMD, găng tay hữu tuyến, chuột, thiết bị theo dõi, tai nghe…Thiết bị đầu ra bao gồm các bộ phận sau: loa, hệ thống xung lực, màn hình máy tính, loa…
Tính năng của công nghệ thực tế ảo VR là gì? Dưới đây là các tính năng của VR bạn có thể tham khảo:
Khi trải nghiệm môi trường thế giới ảo VR, người ta sẽ có những trải nghiệm mình được đắm chìm trong không gian đó. Chính sự sinh động trong hình ảnh cùng với những yếu tố liên quan khác đã mang đến cho người dùng cảm giác chân thực. Khi tham gia vào thế giới ảo, bạn sẽ cảm nhận thấy sự vi diệu. Có thể thay đổi mọi vật theo ý muốn của mình.
Khi sống trong thế giới ảo, bạn sẽ có được cảm giác chân thực như sống trong không gian thực vậy. Các đối tượng 3D chuyển động. Bạn có thể sở vào để cảm nhận như đồ thật.
Trong công nghệ thực tế ảo VR, khi tham gia người dùng sẽ có thể nhận biết được những thay đổi của người dùng khác hoặc các phản ứng của người dùng. Nó mang đến cho người dùng cảm nhận về sự chân thực.
Muốn được cảm nhận sự chân thật trọn vẹn trong môi trường thực tế ảo VR, khách hàng cần có thiết bị hỗ trợ chuyên dụng. Một trong những thiết bị phổ biến hiện nay là thiết bị kinh VR – dụng cụ hỗ trợ đeo đầu chuyên dụng.
Khi đeo đôi kính này vào, kính sẽ bao trùm tầm nhìn lên cả đôi mắt của bạn. sau đó có một lớp hình ảnh ảo hóa được phủ lên trên. Bạn sẽ cảm nhận độ chuyển động, âm thanh của sự vật, hiện tượng. Mỗi loại kính với các tính năng khác nhau sẽ có khả năng tương tác với người dùng khác nhau. Có những loại kính bạn có thể điều khiển được không gian ảo hóa bằng hành động gật đầu, nhìn, cười, cầm nắm….
Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn chọn cho mình một trong những hãng kính VR phổ biến dưới đây: Google Cardboard, Samsung Gear VR, Lenovo VR hoặc là Oculus Rift
Trong thực tế, ứng dụng của công nghệ thực tế ảo VR là gì? Dưới đây là một số ứng dụng chủ yếu?
Trong ngành du dịch hiện nay, công nghệ thực tế ảo được ứng dụng rất đa dạng. Trong nhiều bức ảnh hoặc cảnh quay, người ta có thể tạo ra những bối cảnh 3 chiều như thật. Với những bức ảnh tái hiện kỳ quan thiên nhiên, khu du lịch nổi tiếng, danh lam thắng cảnh…Bạn có thể sử dụng kính VR để thưởng thức và ngắm cảnh.
Ngày nay có một số hệ thống VR được tích hợp thêm nhiều yếu tố thiên nhiên như ánh sáng, nước, gió… để mang đến cho người dùng trải nghiệm chân thực.
Trong lĩnh vực bất động sản, công nghệ thực tế ảo được ứng dụng như thế nào? Ngày nay, người ta áp dụng công nghệ VR để làm nền tảng cho dịch vụ chụp hình 360; cho phép khách hàng tham quan và trải nghiệm kiến trúc tổng quan của một công trình bất động sản. Người dùng có thể tận hưởng từng chi tiết trong căn hộ, bối cảnh của từng tòa nhà….
Trong giải trí, ứng dụng của VR là gì? Công nghệ thực tế ảo VR được dùng chủ yếu trong các trò chơi điện tử. Bạn cũng có thể trải nghiệm cảm giác chân thực trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Cũng có thể là những video mang tính chất giải trí.
Khi xem phim bằng công nghệ VR mang đến cho bạn cảm giác chân thực như được tham gia vào trong bộ phim vậy. Người dùng có thể di chuyển xung quanh không gian của phim, mang đến cho người dùng trải nghiệm bất ngờ mà phim thông thường không có được.
Trong bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp đến những thông tin cơ bản xung quanh công nghệ thực tế ảo VR. Cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi VR là gì. Sự ra đời của công nghệ thực tế ảo đã mang đến cho con người một bước tiến mới trong thời đại công nghệ số này. Chúc bạn có những trải nghiệm độc đáo với công nghệ này. Đừng quên chia sẻ cảm nhận với chúng tôi nhé.